Giai đoạn gần đây, khi NFT đang trở nên rầm rộ hơn bao giờ hết. Xu hướng công nghệ mới này khiến các nhà đầu tư đổ xô nghiên cứu và tham gia. Với mong muốn là những người tiên phong và gặt hái được những nguồn lợi khổng lồ, các ông lớn không ngần ngại chi cả hàng triệu đô để đạt được mục đích. Tuy nhiên, đây cũng là nơi xảy ra những vụ lừa đảo với quy mô và số lượng lớn. Để rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Digalyst tìm hiểu ngay sau đây.
Đầu tiên cần phải biết NFT là gì
Nói sơ qua, NFT là viết tắt của từ Non-fungible Token. Nói một cách dễ hiểu NFT là đơn vị mã hóa của tài sản điện tử độc nhất và được lưu trữ trên Blockchain. Những tài sản điện tử này có thể là coin, tác phẩm nghệ thuật, vật phẩm game,… hay bất cứ thứ gì khác mà bạn xem là có giá trị và muốn đem ra trao đổi. Bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn về NFT tại đây
Những vấn nạn lừa đảo trên thị trường NFT:
Có rất nhiều phi vụ lừa đảo trên thị trường này, sau đây là những chiêu trò đã diễn ra được chúng tôi thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau bao gồm thế giới và cả Việt Nam:
Ở nước ngoài:
Biến mất không một vết tích!
Đó là trường hợp của Evolved Apes NFTs, một bộ sưu tập gồm 10.000 nhân vật có thể chơi được trong một trò chơi chiến đấu. Tuy nhiên, một tuần sau khi tung ra NFT, người sáng tạo đã bỏ trốn với số tiền. Nhà phát triển ẩn danh theo đuổi Evil Ape đã biến mất khỏi internet với 798 Ether (tương đương 2,7 triệu đô la Mỹ) kiếm được từ việc bán NFT mà không mang lại lời hứa về một trò chơi chiến đấu. Hãy xem một số trò gian lận NFT phổ biến để ngăn bản thân rơi vào tay những kẻ lừa gạt và kẻ lừa đảo.
Giả mạo các cửa hàng NFT
Nhiều đối tượng đã sử dụng những tền miền gần giống hoặc sử dụng đuôi tên miền khác so với những cửa hàng thật. Từ đó, họ có thể dùng những chiêu trò quảng cáo, marketing để thu hút, dụ dỗ mọi người nếu họ không thật sự sáng suốt.
Mạo danh nghệ sĩ
Một vấn đề lớn khác đang ảnh hưởng đến thế giới NFT là việc mạo danh nghệ sĩ. Một trường hợp đã xảy ra khi có một nhà sưu tập NFT ẩn danh có tên là Pranksy, người đã chi 3 triệu đô la Mỹ (bằng Ethereum) cho một NFT mà họ tin rằng đó là tác phẩm nghệ thuật gốc của Banksy. May mắn cho Pranksy, người bán ban đầu đã hoàn lại số Ethereum cho người mua sau khi vụ lừa đảo thu hút sự chú ý của giới truyền thông.
Đặt giá thầu giả
Một trò lừa đảo phổ biến khác đã xuất hiện gần đây là đặt giá thầu giả trên thị trường OpenSea.Những kẻ lừa đảo tiếp cận người bán NFT trên thị trường và đặt giá thầu trên NFT bằng USDC (USD stablecoin). Tuy nhiên, họ lừa người bán tin rằng họ đang đặt giá thầu bằng WETH bằng cách sử dụng biểu tượng WETH làm ảnh hồ sơ của họ. Mối quan tâm ở đây là WETH có giá trị cao hơn nhiều so với USDC và như thế nhiều người đã bị lừa…
Giao dịch nội gián
Giao dịch nội gián cũng là một vấn đề lớn mà các nhà giao dịch và thu thập NFT quan tâm. Trong bối cảnh của NFT, giao dịch nội gián đề cập đến việc mua NFT trước khi chúng được bán cho công chúng. Vào tháng 9 năm nay, thị trường NFT OpenSea đã thừa nhận rằng Trưởng bộ phận Sản phẩm Nate Chastain của họ đã tham gia vào một vụ lừa đảo giao dịch nội gián.
Trong khi các trò gian lận khác trong danh sách này có thể tránh được ở một mức độ nhất định một cách thận trọng, thì điều này cũng không đúng với giao dịch nội gián. Không có tiền lệ pháp lý nào khiến hoạt động đó trở nên bất hợp pháp. Các thị trường NFT cần có các quy tắc chặt chẽ hơn để hạn chế giao dịch nội gián. Sau khi thừa nhận hành vi lừa đảo, OpenSea đã cấm nhân viên mua và bán các NFT đang được công ty khuyến mại.
Ở Việt Nam:
Hiện nay có rất nhiều trường hợp được xem là nghi vấn của sự lừa đảo. Đơn cử là CryptoBike – một dự án GameFI (hay Game NFT) Việt vừa bị cộng đồng nhà đầu tư tố lừa đảo và chiếm đoạt số tiền lên tới 1,4 triệu USD. Vụ việc xảy ra vào trưa ngày 1/1, giá trị của CB (token của CryptoBike) – một tựa game thuộc thể loại Click-to- Earn (click chuột để nhận token) bất ngờ “bốc hơi” tới 42 lần, từ mức 0,81 USD/ xuống 0,019 USD chỉ trong vài phút.
Nguyên nhân là do một số địa chỉ ví đã đặt lệnh bán ra thị trường 6 triệu token CB, tương đương 60% tổng nguồn cung dự án, với giá trị lên tới gần 1,4 triệu USD.
Hay nổi tiếng gần đây là vụ một Streamer Việt Nam có tên tuổi lớn là Viruss. Khi anh đã đăng tải video chia sẻ kinh nghiệm cá nhân và hướng dẫn nhập môn với cryptocurrency hay còn gọi là tiền ảo trên kênh TikTok hiện có khoảng 1,6 triệu người theo dõi của mình. Hơn thế, anh cũng chính là người đại diện cho một nhân vật được xây dựng giống hệt anh trong game. Theo nhiều nguồn tin cho hay, game mà Viruss đã giới thiệu là game về đánh bạc, và được các chuyên gia cho rằng hình thức này là hình thức khai thác tiền ảo núp bóng dưới dạng game chơi bài poker. Hiện vụ việc này vẫn còn đang gây xôn xao trong cộng đồng mạng.
NFT – Bài học nào cho chúng ta
NFT vẫn còn là thứ khá mới lạ khi nó mới chỉ xuất hiện trên các nước phát triển vài năm trước, song mới chỉ rầm rộ ở Việt Nam cách đây không lâu. Do đó vẫn còn nhiều thứ bí ẩn gây khó khăn cho người tham gia, đặc biệt là ở Việt Nam khi nước chúng ta vẫn còn là nước đang phát triển và việc bắt kịp xu hướng vẫn có gì đó quá xa vời. Do đó, sẽ có rất nhiều lỗ hỏng trong vấn đề an toàn cho người dùng, đây sẽ là cơ hội cho những kẻ lừa đảo thực hiện chiêu trò của mình nhằm chuộc lợi.
Lời khuyên dành cho những người muốn tham gia là nên tìm hiểu thật kỹ về NFT trước khi đầu tư, rút kinh nghiệm từ những sai lầm đã có ở quá khứ và không nên quá vội vàng bỏ tiền ra để nhận lấy kết quả không mong muốn.
Hãy để lại phản hồi cho Digalyst để Digalyst ngày một phát triển hơn. Xin chân thành cảm ơn!