Trong những năm trở lại đây tiền điện tử nổi lên như một hiện tượng bởi độ bảo mật cũng như sư tiện lợi của chúng trong các giao dịch khi không phải thông qua một bên trung gian. Vậy nền tảng cho sự tiện lợi đó là gì? Đó chính là công nghệ Blockchain. Vậy Blockchain là gì và ngoài ứng dụng trong giao dịch tiền điện tử nó còn mang lại những lợi ích gì. Hãy cùng Digalyst khám phá qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm Blockchain
Hiểu đơn giản, Blockchain là cuốn sổ cái dùng để lưu trữ các thông tin dưới dạng khối (Block) và được quản lý bởi những người tham gia trong hệ thống. Năm 1991, Blockchain đã được mô tả bởi W. Scott Stornetta và Stuart Haber, nhưng mãi đến năm 2008 cùng với sự ra đời của Bitcoin, công nghệ Blockchain mới chính thức được thế giới biết đến.
Cái tên Blockchain được ghép bởi Block (khối) và chain (chuỗi). Ở khía cạnh công nghệ, Blockchain chính là một chuỗi các khối có chứa thông tin.
Vậy công nghệ này có những đặc điểm gì nổi bật?
- Không thể làm giả hay phá hủy các chuỗi Blockchain
Về lý thuyết chỉ có các máy tính lượng tử mới có khả năng can thiệp vào các chuỗi Blockchain. Nên các chuỗi này gần như không thể phá hủy trừ khi có sự sụp đổ Internet trên toàn cầu. - Tính bất biến
Dữ liệu trong Blockchain gần như không thể sửa đổi được. Nó chỉ có thể sửa đổi được bởi chính người đã tạo ra nó thông qua sự đồng thuận của các thành viên trong hệ thống. Tuy nhiên bản gốc vẫn sẽ được lưu trữ mãi mãi. - Tính bảo mật
Các dữ liệu trong các chuỗi Blockchain được phân tán tạo nên sự an toàn tuyệt đối. Và chỉ có người nắm giữ private key mới có quyền truy xuất dữ liệu đó. - Tính minh bạch
Do được sở hữu và quản lý của tất cả thành viên trong hệ thống, ai cũng có thể theo dõi được đường đi của dữ liệu trong Blockchain từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và có thể thống kê toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó. Nên Blockchain thể hiện được sự minh bạch tuyệt đối khi người dùng có nhu cầu truy xuất. - Khả năng tạo lập hợp đồng thông minh
Bằng cách tạo một đoạn code If-This-Then-That (IFTTT) để nhúng các thông tin kỹ thuật số. Blockchain cho phép tạo lập và thực thi các thỏa thuận cam kết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Đảm bảo các bên tham gia đều biết được các điều khoản của hợp đồng và hợp đồng sẽ được thực hiện khi các điều kiện được đảm bảo.
Một số ứng dụng tiêu biểu của Blockchain
- Trong sản xuất – tiêu dùng
Việc tích hợp công nghệ Blockchain vào sản xuất hay tiêu dùng đã và đang ngày càng phổ biến. Chỉ với một mã QR ta có thể truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, theo dõi hàng tồn kho cũng như lịch trình sản xuất, mua vào bán ra của sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp rất nhiều trong quy trình quản lý và cung ứng sản phẩm của mình. - Trong lĩnh vực y tế
Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả khám bệnh của họ sẽ được lưu trữ. Việc sử dụng công nghệ Blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Trong trường hợp người bệnh có nhu cầu chuyển sang bệnh viện khác ở bất kỳ đâu, họ chỉ cần kết chuyển thông tin trên chuỗi Blockchain cho dù hai bệnh viện (nơi khám ban đầu và nơi chữa bệnh mới) không cùng ngôn ngữ hay sử dụng phần mềm khác nhau. - Trong tài chính
Nhờ việc áp dụng công nghệ Blockchain các tổ chức tài chính ngân hàng có thể giảm bớt thời gian cũng như chi phí cho các bên thứ ba, tối ưu hóa quy trình làm việc của mình. Ngân hàng có thể truy xuất thông tin khả năng tín dụng khách hàng, xác minh và thanh toán các giao dịch ngang hàng, quản lý rủi ro và hạn chế phát sinh các trục trặc kỹ thuật. - Trong tiền điện tử
Blockchain đặc biệt phát huy thế mạnh của nó trong việc quản lý, mua bán các loại tài sản online mà phổ biến nhất hiện nay là các đồng tiền điện tử. Nhờ khả năng của mình Blockchain được xem là công nghệ nền tảng để gia tăng khả năng thanh khoản và giá trị cho những đồng tiền này.
Trên đây là bài viết sơ lược về Blockchain, Digalyst hy vọng bài blog này có thể mang lại những kiến thức hữu ích và thú vị để bạn có một cái nhìn tổng quan về công nghệ Blockchain. Chúc bạn một ngày tốt lành.