Tại Digalyst quá trình xây dựng, phát triển và hoàn thiện trang web luôn trải qua 6 bước sau đây:
- Nghiên cứu
- Lập sitemap
- Lên wireframe
- Tiến hành thiết kế
- Phát triển thêm các tính năng, hoàn thiện sản phẩm
- Ra mắt sản phẩm
Tất cả các bước trên đều đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ sản phẩm thành công nào. Nhưng bước số 2 có vai trò quan trọng hơn cả, bởi Sitemap của một trang web rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, cấu trúc và thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm.
Bài viết sau đây sẽ phân tích sitemap của trang web và lý giải vì sao chúng mình cảm thấy đó là bước quan trọng nhất để xây dựng bất kỳ trang web nào.
Sitemap là gì?
Sitemap có thể hiểu đơn giản là một sơ đồ cây ngắn gọn nhằm tóm tắt lại một trang web. Nó có các nhánh khác nhau để thể hiện các trang cũng như các tính năng khác trên trang. Sitemap của trang web phân nhánh từ một trang chủ, vào các trang chính của nó, sau đó đến các trang phụ bên dưới chúng. Để cho bạn một hình ảnh trực quan, đây là Sitemap mẫu mà bạn có thể tham khảo:
Bạn có thể thấy các trang chính của trang web của chúng mình được tô màu , sau đó chia thành các phần tương ứng bên dưới.
Từ góc nhìn SEO, bạn có thể khai báo sitemap của mình với Google, việc này giúp “con bot” của công cụ tìm kiếm Google biết về các loại nội dung bạn có trên trang web và tần suất nó được duy trì. Dưới đây là sự khác nhau về Status Index được Google đánh giá một trang Web trước và sau khi nó có sitemap
Sitemap và sự ảnh hưởng đến quá trình thiết kế và phát triển Website
Việc thiết lập mục tiêu từ trước khi tiến hành phát triển những thứ to lớn hơn là rất quan trọng, Sitemap giúp bạn có thể nhìn trang web của mình từ góc độ cao hơn. Và việc thực hiện sitemap cũng giúp bạn hiệu quả hơn trong những công việc sau:
- Cấu trúc cách sắp xếp tổ chức backend của Website
- Thiết kế giao diện và trải nghiệm người dùng (UX/UI) từ những mục tiêu và hành trình của người dùng mà bạn mong muốn
- Giúp bạn lên kế hoạch, và timeline cho dự án
- Hỗ trợ quá trình làm SEO
Tóm lại
Là một người quản trị website chúng ta phải luôn thường xuyên nghiền ngẫm sitemap của mình để xem đâu là điểm mà chúng ta có thể cải thiện, và nếu trang web của bạn chưa có, hãy cố gắng xây dựng một sitemap hoàn chỉnh. Nếu bạn đang có ý định xây dựng một trang web, hãy đặt ra những mục tiêu, định hướng cụ thể mà bạn mong muốn, đặt mình vào vị thế của khách hàng và xây dựng một sitemap thích hợp nhất. Điều đó sẽ giúp bạn xa hơn trong quá trình phát triển trang web của mình.