Trong một bài Blog về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trang web Clario đã đưa ra một báo cáo phân tích xem dữ liệu cá nhân mà các hãng công nghệ lớn nhất thế giới kiểm soát như thế nào, đưa ra cái nhìn xem công ty nào biết nhiều thứ về chúng ta nhất.
Bằng cách tổng hợp thông tin từ một số ứng dụng được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và dữ liệu mà họ lấy từ bạn, Clario đã xác định được các công ty có khả năng sử dụng danh tính của bạn nhiều nhất.
Một cửa sổ bật lên khi bạn truy cập một trang web nào đó, với vài dòng chữ và một cái nút “Chấp nhận”. Bạn liền ấn vào nút “Chấp nhận Cookies” ngay lập tức, chỉ vì có thể xem nội dung sớm hơn, chỉ để tránh khỏi cái cửa sổ khó chịu đó, hiển nhiên, tất cả chúng ta đều làm như thế.
Nhưng việc chấp nhận sử dụng Cookies đã thực sự cung cấp cho các trang web quyền truy cập vào những thứ gì? Dữ liệu nào chúng ta đang được khai thác mỗi khi chúng ta nhấp vào “chấp nhận” và những bên nào có thể tận dụng chúng nhiều nhất?
Dữ liệu nào mà các công ty thực sự có thể thu thập?
Những dữ liệu mà các công ty có thể thu thập có phạm vi từ những thứ bạn có thể suy nghĩ – như tên, ngày sinh và địa chỉ email của bạn – cho đến những thứ kín đáo hơn, như vật nuôi, sở thích, chiều cao, cân nặng và thậm chí cả những thứ bạn đang muốn làm ngay hiện tại. Họ cũng có thể lưu trữ thông tin ngân hàng của bạn, cũng như liên kết đến các tài khoản mạng xã hội của bạn và dữ liệu bạn chia sẻ.
Cách họ có thể sử dụng dữ liệu này sẽ khác nhau tùy thuộc vào hình thức kinh doanh, nhưng thường thì nó sẽ giúp hỗ trợ việc quản lý trang web và quảng cáo đến đối tượng mục tiêu.
Các công ty thu thập khuôn mặt, giọng nói và môi trường của bạn
Một số công ty sẽ muốn ghi lại ngoại hình của bạn, sử dụng những thứ như nhận dạng hình ảnh và giọng nói để giúp bạn đăng nhập nhanh hơn. Trong số tất cả các ứng dụng trong bản báo cáo, 6,25% trong số đó có tùy chọn lưu lại ảnh khuôn mặt của bạn, bao gồm AirBnB, Instagram, Facebook và TikTok.
Mỗi khi bạn sử dụng filter trên TikTok hoặc Instagram, họ sẽ theo dõi các chuyển động trên khuôn mặt của bạn để xây dựng hình ảnh về nét đẹp của bạn. Mặc dù nó có thể tạo ra những tấm hình ảo diệu hay những thứ vui nhộn, nhưng nó cho phép các hãng công nghệ chụp lại và thu thập hình ảnh của bạn.
Những ứng dụng khác còn đi xa hơn chỉ là một bức ảnh về khuôn mặt của bạn, yêu cầu quyền truy cập vào toàn bộ thư viện hình ảnh của bạn. Họ có thể sử dụng những hình ảnh này để điều chỉnh quảng cáo cụ thể theo sở thích của bạn, quét hình ảnh để tìm hiểu về sở thích, thói quen và các sự kiện bạn đã tham dự để mang đến cho bạn trải nghiệm được cá nhân hóa hoàn toàn.
Nếu vẻ ngoài của bạn là chưa đủ, một số thậm chí còn muốn biết giọng nói của bạn như thế nào. Nhận dạng giọng nói có thể được sử dụng để giúp bạn đăng nhập vào các tài khoản nhất định nhanh hơn, với 4,17% ứng dụng lưu trữ giọng nói của bạn để sử dụng cho mục đích khác sau này.
Các ứng dụng như Twitter, Spotify và Clubhouse đều có thể đã làm điều đó, và mặc dù nó có vẻ không quá đáng ngờ, nhưng nếu rơi vào tay kẻ xấu, nó có thể được sử dụng để truy cập vào các thông tin nhạy cảm.
Các hãng có thể làm gì với dữ liệu hình ảnh và giọng nói?
Nhận dạng giọng nói và khuôn mặt là thứ mà nhiều ngân hàng dựa vào khi bạn sử dụng dịch vụ của họ. Nó giúp đăng nhập vào tài khoản của bạn dễ dàng hơn, bạn không cần phải nhớ mật khẩu hoặc câu trả lời bí mật của mình. Tuy nhiên, với việc một số bên thu thập ngoại hình, giọng nói, ngày sinh, địa chỉ và địa chỉ email của bạn, hacker sẽ có đủ thông tin để truy cập vào ngân hàng của bạn trong khi bạn không hề hay biết.
Hacker có thể lợi dụng điều này để rút tiền, thanh toán với tài khoản của bạn. Ngân hàng của bạn sẽ không thấy điều gì khả nghi và bạn chỉ biết sự việc xảy ra là khi bạn kiểm tra tài khoản của mình lần tiếp theo.
Ai đang kiểm soát dữ liệu cá nhân của bạn?
Mạng xã hội thu thập nhiều dữ liệu cá nhân hơn bất kỳ các bên khác
Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Facebook đứng đầu danh sách các bên thu thập dữ liệu nhiều nhất. Là một mạng xã hội, họ phụ thuộc vào việc bạn cấp quyền truy cập vào tất cả thông tin chi tiết của mình để nó có thể giới thiệu bạn bè cho bạn, cho mọi người biết đó là ngày sinh của bạn, đề xuất các nhóm để bạn tham gia và quan trọng nhất là quảng cáo phù hợp cho bạn.
Quảng cáo là cách Facebook “thăm ngàn” tạo doanh thu – chính xác là khoảng 16,6 tỷ đô la, dựa trên báo cáo năm 2018. Vì vậy, càng biết nhiều về bạn, họ càng có thể kiếm được nhiều hơn. Cũng như thông thường, chẳng hạn như tên, vị trí, địa chỉ email và ngày sinh của bạn, nó cũng thu thập toàn bộ những thứ mà bạn có thể không biết rằng bạn đã cho đi.
Trên thực tế, trong số tất cả dữ liệu mà một doanh nghiệp có thể thu thập một cách hợp pháp về bạn, Facebook thu thập đến 79,49%.
Instagram ở vị trí thứ 2 trong danh sách. Ứng dụng do Facebook sở hữu thu thập 69,23% tất cả dữ liệu có sẵn, chẳng hạn như sở thích, chiều cao, cân nặng và xu hướng tình dục của bạn. Giống như công ty mẹ, Instagram có thể sử dụng thông tin này để quảng cáo và đề xuất các tài khoản bạn nên theo dõi.
TikTok, thứ đã tạo ra nhiều xu hướng mới trong những năm qua, thu thập 46,15% dữ liệu có sẵn về bạn, bao gồm nhận dạng khuôn mặt, dữ liệu giọng nói và thư viện hình ảnh của bạn.
Bộ ứng dụng Google của bạn đang theo dõi những gì?
Trong số tất cả các ứng dụng của Google trong nghiên cứu, Maps có thể thu thập nhiều nhất về người dùng của nó; theo dõi đến 23,08% dữ liệu người dùng có sẵn, bao gồm nhận dạng hình ảnh về môi trường xung quanh bạn và hiển nhiên, vị trí của bạn.
YouTube có thể thu thập cùng một lượng dữ liệu, nhưng tập trung hơn về sở thích và mối quan tâm của bạn từ lịch sử xem và nội dung ưa thích của bạn.
Mặc dù thông tin mà cả hai ứng dụng có thể truy cập vẫn có giá trị, nhưng nó vẫn kém hơn so với những gã khổng lồ trong mảng mạng xã hội như Instagram và Facebook.
Các ứng dụng khác của Google như Tài liệu, Trang tính và Gmail chỉ thu thập 12,82% dữ liệu có sẵn, chủ yếu bao gồm tên, email của bạn và bất kỳ ngôn ngữ nào bạn có thể nói hoặc viết.
Các ứng dụng công việc của bạn biết tất cả những gì họ cần biết
Đây có thể là những ứng dụng mà hầu hết chúng ta dành phần lớn thời gian của mình, nhưng may mắn thay, các ứng dụng dành cho công việc không thu thập quá nhiều dữ liệu.
Các ứng dụng Slack, Zoom và Google chỉ lấy những gì họ thực sự cần từ bạn, bao gồm địa chỉ email, ngôn ngữ bạn viết hoặc nói. Hãy nhớ rằng họ cũng có thể biết vị trí trực tiếp của bạn. Sẽ không tốt nếu bạn xin làm tại nhà nhưng không thực sự ‘làm việc tại nhà’ 😀
Các nhà bán lẻ như Amazon lại sử dụng lượng dữ liệu cá nhân Ở MỨC THẤP để nhắm đến mục tiêu là bạn.
Mặc dù là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới (và chi khoảng 11 tỷ đô la cho quảng cáo vào năm 2019,) Amazon chỉ thu thập một phần dữ liệu so với các doanh nghiệp khác, 23,08%.
Ngoài những thông tin rõ ràng, như tên, địa chỉ email, địa chỉ nhà riêng và chi tiết ngân hàng của bạn, nó thu thập rất ít thông tin khác ngoài những gì nó cần để hoạt động kinh doanh.
Những gì nó làm là theo dõi cách bạn sử dụng trang web của nó. Nó giám sát các sản phẩm bạn xem, những thứ bạn mua và các bài đánh giá bạn để lại, giúp nó quảng cáo cho bạn những sản phẩm mới phù hợp với sở thích của bạn.
Bán lẻ nói chung ở vị trí thấp nhất trong danh sách các công ty thích thu thập dữ liệu của Clario. IKEA (23,08%), Nike (25,64%) và Depop (25,64) đều lưu trữ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà của bạn, cùng với chi tiết ngân hàng của bạn để mua hàng trực tuyến dễ dàng hơn, nhưng chỉ Nike và Depop mới lưu trữ chiều cao và cân nặng của bạn để trợ giúp họ cung cấp cho bạn những bộ quần áo thích hợp hơn.
Spotify sử dụng mạng xã hội, sở thích và danh sách phát của bạn để quyết định nội dung bạn nên nghe
Trang web phát nhạc trực tuyến, Spotify, thu thập 35,90% dữ liệu của bạn, khai thác hồ sơ mạng xã hội của bạn để hiểu sở thích và thói quen của bạn. Nếu bạn đã từng tham gia một buổi biểu diễn và chia sẻ ảnh của buổi biểu diễn đó trên Instagram và giờ bạn thấy ban nhạc đó trong đề xuất của Spotify, thì bây giờ bạn biết lý do tại sao rồi đó.
Nó cũng biết bài hát bạn nghe, cho phép việc tạo danh sách phát dựa trên loại nhạc bạn thích. Các danh sách phát tổng kết một năm của Spotify bao gồm tất cả các bài hát bạn đã nghe và cho phép bạn nhìn lại các bản hit trong năm qua.
Tương tự như vậy, Netflix biết thể loại bạn thường xem nên có thể đề xuất các các chương trình tương tự. Nó cung cấp cho các chương trình mức xếp hạng phù hợp, cho phép bạn biết khả năng bạn sẽ thích chúng như thế nào tùy thuộc vào những gì bạn đã xem trước đây. Dữ liệu mà nó thu thập được thiết kế để mang lại cho bạn trải nghiệm người dùng tốt hơn, có nghĩa là bạn sẽ tiếp tục quay lại nhiều lần để xem thêm các chương trình mà đã đề xuất cho bạn.
Spotify và Netflix là những ví dụ điển hình về thu thập dữ liệu mà mọi người không bận tâm đến. Giống như với hầu hết các trang web, thông tin này được sử dụng để tìm hiểu về bạn nhằm cải thiện trải nghiệm của bạn, điều chỉnh nền tảng cho phù hợp với nhu cầu của bạn.
100% công ty có thể lưu trữ địa chỉ email của bạn
Trong số các công ty mà phía Clario hỏi, 100% trong số họ có thể yêu cầu và lưu trữ địa chỉ email của bạn, và có thể sẽ sử dụng địa chỉ này để giữ liên lạc hoặc để marketing trong tương lai. Địa chỉ email là dữ liệu cơ bản mà công ty sẽ yêu cầu từ bạn – bất kỳ thương hiệu nào bạn đã đăng ký tài khoản, mạng xã hội mà bạn kết nối hoặc cửa hàng bạn đã mua đều sẽ được lưu trữ lại.
Họ có thể không bao giờ sử dụng nó hoặc có thể sử dụng nó để gửi cho bạn những email hàng tuần mà bạn sẽ thấy thực sự thú vị hoặc vào thẳng hòm thư rác của bạn.
Trong dữ liệu cá nhân thu thập được, có 15% công ty biết bạn nặng bao nhiêu
Một câu hỏi bạn không bao giờ nên hỏi thăm một người phụ nữ, là thứ mà 15,25% doanh nghiệp sẽ hỏi khi bạn đăng ký lần đầu tiên. Các thương hiệu như Slimming World, Strava và Nike đều muốn biết điều đó vì những lý do rõ ràng, nhưng tại sao Credit Karma và Instagram lại yêu cầu điều đó thì ai cũng đoán được.
Mong rằng thông qua bài viết này của Digalyst, các bạn sẽ có cái nhìn về dữ liệu cá nhân của chính mình và những thứ mà các hãng công nghệ có thể thu thập được. Cung cấp dữ liệu cá nhân hay không? Đó là sự lựa chọn của bạn, tất cả đều vì trải nghiệm tốt nhất đến với bạn.
Riêng Digalyst chúng mình cũng có thu thập cách các bạn tương tác trên trang, loại bài blog mà các bạn thích nhất,… Thế nên, nếu các bạn có sử dụng Adblock thì cố gắng tắt ở trang của chúng mình nhé! Chúng mình cũng cần phải có cái nhìn tổng quát về các bạn để mang lại những thứ tuyệt vời nhất dành cho các bạn mà. Luôn ủng hộ Digalyst